Giá heo hơi hôm nay 22.4.2024: Tăng trưởng tốt
Hôm qua (25.1), ban tổ chức SEA Games 33 đã thông qua điều lệ chỉ cho phép các cầu thủ U.22 (dự kiến sinh từ ngày 1.1.2003 trở đi) tham dự môn bóng đá nam. Đồng nghĩa, các đội bóng trong đó có U.22 Việt Nam chỉ được sử dụng đội hình thuần túy gồm các cầu thủ dưới 23 tuổi. Sẽ không có chuyện được sử dụng từ 2 đến 3 cầu thủ quá tuổi như trước đây.Luật chơi tại SEA Games 33 vạch ra thử thách không nhỏ cho U.22 Việt Nam, nhất là khi nhìn vào chiều dài lịch sử, không khó nhận ra cả hai tấm HCV của bóng đá Việt Nam có dấu ấn rất lớn từ những cầu thủ quá tuổi trong đội hình.Tại SEA Games 30, ban tổ chức cho phép mỗi đội đăng ký 2 cầu thủ quá tuổi. HLV Park Hang-seo đã tận dụng cơ hội để đăng ký Đỗ Hùng Dũng và Nguyễn Trọng Hoàng vào danh sách. Đây là quyết định chính xác, khi 2 cựu binh đều chơi rất ổn định và kinh nghiệm, góp công lớn trên hành trình vô địch với thành tích bất bại của U.22 Việt Nam. Hùng Dũng trở thành ông chủ tuyến giữa, hỗ trợ cho Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Đức Chiến. Còn Trọng Hoàng là mũi lao bền bỉ ở hành lang phải, giải phóng khoảng trống cho các chân sút trẻ như Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh.Đến SEA Games 31, khi vào vai chủ nhà, Việt Nam cho phép mỗi đội đăng ký 3 cầu thủ quá tuổi. Lần này, lựa chọn của ông Park là Hùng Dũng, Hoàng Đức và Tiến Linh. Một lần nữa, đây lại là lựa chọn sáng suốt khi các cựu binh không chỉ tạo nên sự chững chạc và khoa học cho lối đá, mà còn ghi những bàn thắng quan trọng. Đơn cử, Hùng Dũng là tác giả pha lập công vào lưới Myanmar ở vòng bảng. Sau đó, anh kiến tạo cho Tiến Linh đánh đầu tung lưới Malaysia trong hiệp phụ ở trận bán kết. Còn tại những giải đấu không được sử dụng cầu thủ quá tuổi (tính từ khi môn bóng đá nam SEA Games là câu chuyện của đội trẻ, không phải đội tuyển quốc gia), U.22 Việt Nam chưa từng đoạt HCV. Thậm chí, lọt vào chung kết cũng là nhiệm vụ khó khăn. Tại SEA Games 32 (năm 2023), U.22 Việt Nam của HLV Philippe Troussier chỉ đoạt HCĐ, bằng thành tích ở SEA Games 28 (năm 2015) của HLV Toshiya Miura. Hay tại SEA Games 29 (năm 2017), U.22 Việt Nam bị loại ngay vòng bảng dù ra quân với lứa cầu thủ chất lượng.Tất nhiên, thử thách tại SEA Games 33 là chuyện "khó người khó ta". Các đội sẽ đều chinh chiến với đội hình thuần trẻ. Khi không còn đàn anh làm điểm tựa, các cầu thủ trẻ phải tự đứng trên đôi chân của mình, trui rèn bản lĩnh thi đấu và kỷ luật chiến thuật để vượt qua chặng thi đấu dày đặc tại SEA Games.HLV Kim Sang-sik đang có trong tay một thế hệ giàu tiềm năng, với những cái tên ông đã lựa chọn đôn lên đội tuyển Việt Nam để bồi dưỡng như Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Khuất Văn Khang, Nguyễn Đình Bắc, Nguyễn Văn Trường... Đó đều là những cầu thủ đã ít nhiều được ra sân tại V-League, hay từng tỏa sáng ở cấp độ trẻ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế ngoại trừ Thái Sơn và Vĩ Hào, các cầu thủ trẻ còn lại đều chưa có đủ 30 trận thi đấu tại V-League. Một số cầu thủ cũng chỉ mới nổi lên thời gian qua như Đình Bắc hay Trung Kiên cần thêm thời gian để "ngọc thô" trở thành "ngọc tinh". Bản lĩnh, kinh nghiệm và khả năng điều chỉnh tâm lý của những ngôi sao này vẫn là dấu hỏi. HLV Kim Sang-sik khó trông đợi các cầu thủ này được ra sân thường xuyên. Bởi dùng cầu thủ trẻ thế nào là chiến lược của từng đội bóng. Nhà cầm quân người Hàn Quốc chỉ có thể tận dụng từng đợt tập trung để đan cài lứa trẻ với đàn anh, nhằm giúp các "măng non" hiểu được cần gì để trở thành những ngôi sao thực thụ. U.22 Việt Nam cũng sẽ có những chuyến tập huấn bổ ích trong năm nay, trước mắt là tham gia giải giao hữu quốc tế tại Trung Quốc vào tháng 3 tới để tự mài giũa.Phải "tự lực cánh sinh" tại SEA Games 33 cũng là... điều hay với U.22 Việt Nam. Ông Kim sẽ có căn cứ chuẩn xác nhất để đánh giá năng lực học trò. Cần những phép thử liều cao như vậy để cầu thủ trẻ tiến lên nấc thang đẳng cấp mới.Anh Nguyễn Ngọc Lương thăm và chúc tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer
Bán kết Hoa hậu Biển Việt Nam diễn ra tại tiền sảnh Nhà hát và Triển lãm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bình Thuận với màn tranh tài của 30 thí sinh. Họ trải qua các vòng thi như trình diễn áo dài, trình diễn áo tắm, trang phục dạ hội... để tìm ra những ứng viên bước tiếp vào vòng chung kết. Mở màn đêm bán kết, dàn thí sinh Hoa hậu Biển Việt Nam khoe hình thể nóng bỏng trên sân khấu. Ngoài ra, các ứng viên còn có dịp giới thiệu tên, quê quán trước khán giả. Một số người đẹp có kỹ năng trình diễn tốt, song cũng có một số thí sinh còn vụng về khi sải bước trên sân khấu. Sau màn trình diễn bikini, các thí sinh Hoa hậu Biển Việt Nam duyên dáng trong tà áo dài truyền thống. Thông qua những thiết kế nhiều màu sắc với họa tiết hoa lá, chim muông... dàn người đẹp có dịp truyền tải tình yêu dành cho giá trị văn hóa đến với khán giả.Các thí sinh khép lại bán kết Hoa hậu Biển Việt Nam bằng phần thi trình diễn trang phục dạ hội. Đây là dịp để ban giám khảo quan sát, từ đó đưa ra những lựa chọn ra 25 người đẹp xuất sắc nhất bước vào đêm tranh tài cuối cùng.
Liên Quân Mobile: Công bố đội hình 8 đội tuyển tham dự ĐTDV mùa đông 2023
Đối tượng tham gia cuộc thi là công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam; cá nhân dưới 18 tuổi phải có người giám hộ, người đại diện theo quy định của pháp luật. Mỗi tác giả dự thi không quá 3 tác phẩm.
Một trong những cách thoát hiểm đơn giản, nhanh chóng khi ô tô gặp sự cố là phá kính để thoát khỏi xe. Thông thường, trên ô tô có hai loại kính, gồm kính cường lực và kính nhiều lớp. Việc xác định đúng loại kính phù hợp, dễ bị vỡ vụn khi tác dụng lực từ búa phá kính sẽ giúp rút ngắn thời gian thoát khỏi xe.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau coi vướng mắc của doanh nghiệp là của chính mình
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng ông Táo để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân."Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng Táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng Táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối.